Tuyệt vời với núi “phẳng” nằm trên mây tại Nam Mỹ

Những chiếc ‘bàn mây’ khổng lồ của thiên nhiên Nam Mỹ sẽ mang đến cảm giác thư thái lạ thường cho bất kỳ ai đã ngắm nhìn nó, dù chỉ là qua những bức ảnh chụp.

 Tepui là tên gọi của những đỉnh núi phẳng, cao vượt tầng mây ở cao nguyên Guayana – Nam Mỹ, đặc biệt có nhiều ở Venezuela. Trong ngôn ngữ của tộc người bản địa Permon thì Tepui có nghĩa là “Nhà của các vị thần”. Người ta đặt tên như vậy cho những đỉnh núi này dựa vào độ cao kinh ngạc của chúng.

nam-my-1

Các Tepui không nằm thành dãy như những ngọn núi thông thường mà tồn tại thành từng thực thể tách biệt. Vì thế, mỗi một Tepui lại có hàng trăm loài thực vật và động vật đặc hữu riêng. Vượt lên cao chót vót giữa khu rừng già, các Tepui quanh năm mây phủ, có dốc thẳng đứng tuyệt đối, với độ cao trung bình 1.000 mét cách mặt đất. Chiếc ‘bàn mây’ cao nhất ở đây cách mặt đất 3.000 mét. Với độ dốc thẳng đứng và thảm rừng rậm dày đặc trên đỉnh, khó có thể leo tới đây bằng cách thông thường.

nam-my-4

Tepui vẫn tồn tại là những cao nguyên đá lớn với nền tổ hợp đá granite nằm giữa ranh giới phía Bắc Amazon Basin và Orinoco, giữa bờ biển Atlantic và Rio Nergo từ thời tiền sử. Hơn một triệu năm trước, những cao nguyên này bị xói mòn và trở thành những đỉnh Tepui phẳng riêng biệt như bây giờ. Mặc dù nhìn qua các Tepui có vẻ cằn cỗi, nhưng những thảm rừng rậm trên đỉnh của chúng lại tràn đầy sức sống.

Độ cao chênh lệch cực lớn so với mặt nước biển khiến các Tepui có khí hậu khác biệt nhiều so với thảm rừng rậm dưới chân. Trên đỉnh thường lạnh và có mưa thường xuyên trong khi chân núi lại có khĩ hậu nhiệt đới, nóng ẩm. Nhiều loại cây kì lạ độc nhất vô nhị chỉ phát triển phù hợp với thời tiết nơi đây.

nam-my-6

Có khoảng 115 bàn mây Tepui cao nhất tập trung ở khu vực Gran Sabana, phía Tây Nam Venezuela. Nổi tiếng nhất trong số đó là núi Roraima. Roraima được khám phá từ năm 1884. Ngày nay, đỉnh cao nguyên này trở thành điểm đến nổi tiếng hấp dẫn cho các du khách ưa khám phá với nhiều thác nước nhỏ, những bể tắm khoáng thạch anh và Punto Triple, điểm giao giữa biên giới Venezuela, Brazil và Guyana. Núi Roraima là nguồn cảm hứng cho tác phẩm nổi tiếng ‘Thế giới bị mất’ (The Lost World) của Conan Doyle.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *