Ngất ngây vẻ đẹp uy nghiêm của những ngôi chùa ở việt nam

Việt Nam là một trong những nước có đạo phật du nhập vào rất sớm và cực kì hưng thịnh, nhưng chúng ta cũng không thể hết ngỡ ngàng vì vẻ đẹp  của những ngôi chùa được thế giới biết đến, thu hút được rất nhiều khách du lịch đến với Việt Nam. Và bạn còn chần chừ gi nũa mà không cùng tôi chiêm ngưỡng những kiệt tác đó

Chùa Trấn Quốc, Hà Nội.
Nguyên là chùa Khai Quốc, được xây dựng từ thời Lý Nam Đế tại thôn Yên Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng, chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần).Đến năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi và tồn tại cho đến ngày nay. Nơi đây  là chốn dừng chân hành đạo của nhiều danh tăng xưa và nay, đông thời còn là nơi lưu giữ nhiều pho tượng Phật, Bồ tátcó giá trị nghệ thuật, như pho tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ sơn son thếp vàng.

chua-1

 Chùa Hang, Quảng Ngãi.

Chùa Hang có tên chữ là “Thiên Khổng Thạch Tự” (chùa do trời sinh ra), được xếp hạng thắng cảnh quốc gia năm 1994. Nằm trong một hang đá lớn, ăn sâu vào lòng núi Thới Lới, mặt hướng ra biển Đông. Tương truyền rằng cách nay chừng 400 năm, khi các bậc tiên hiền ra Lý Sơn lập làng An Hải đã dựng ngôi chùa này. Nằm sâu trong một hang đá sâu chừng hai chục mét, cao chừng ba lần thân người.

chua-2

Chùa có bàn thờ Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa, bàn thờ Sư Tổ Đạt Ma ở bên trái, bàn thờ 12 Diêm Vương, ba vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và sáu vị tiên hiền làng An Hải bên phải. Các bệ thờ được gia công từ nhũ đá tự nhiên. Đặc biệt có hai lối hẹp dài hun hút với hai hướng đối ngược, được dân bản địa quan niệm là “đường lên trời và đường xuống địa ngục”.

chua-3

Chùa Hang có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, cùng với quần thể cảnh quan thiên nhiên đẹp, thật xứng đáng được gọi là đệ nhất danh thắng của biển đảo miền Trung.

chua-4

 Chùa Khleang, Sóc Trăng
Chùa Kh’Leang được xây trên nền đất cao rộng, không gian thông thoáng, xung quanh có nhiều cây xanh đặc biệt là cây thốt nốt, loại cây đặc trưng của người Khmer, dưới mỗi gốc cây đặt những băng ghế đá dùng để nghỉ chân tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ. Chùa được bao quanh bằng ba vòng rào với khoảng cách rộng. Trước chùa có hai tháp hình bầu dục ở hai bên tả hữu, dùng là nơi yên nghỉ của các vị trụ trì. Cổng chùa được trang trí hoa văn cầu kỳ với mầu sắc rực rỡ mang đậm phong cách văn hóa Chăm.

chua-5

Chùa Bửu Long, TP HCM.
Chùa Bửu Long có tên chính thức Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một Tịnh Thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa có khuôn viên rộng hơn 11ha, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai, trong Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc. Kiến trúc chùa theo văn hóa Phật giáo cổ đại và liên tục được trùng tu tôn tạo gồm chính điện, tăng xá, trai đường, tăng khách đường, tổ đường, thiền thất của chư tăng, ni viện, ni xá và am thất của tu nữ, tịnh nhân.

chua-6

Đặc biệt, chùa Bửu Long có một Bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000m², cao 70m, một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á

chua-7(buulong)

 Chùa Hương Tích(còn gọi là chùa Hương), Hà Nội.
Chùa Hương chỉ cách Hà Nội 60 km về phía Tây Nam nhưng lại hội đủ loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch hang động… Hội chùa Hương kéo dài tới hơn 2 tháng từ trước rằm tháng Giêng đến rằm tháng Ba Âm lịch. Không chỉ hấp dẫn du khách ở vẻ đẹp thiên tạo, nơi đây còn giữ lại dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn lịch sử. Đó là những sản phẩm vô giá kết tinh tài năng trí tuệ, tâm tư tình cảm của nhân dân lao động, phản ánh tư tưởng của các thời đại. Một trong những cổ vật ghi niên đại sớm nhất ở Hương Sơn là quả chuông đồng có tên “Bảo Đài Hương Tích Sơn Hồng Chung”. Ở chùa Hương cổ vật bằng đá cũng khá nhiều. Điển hình là bia đá, có loại bia dẹt, bia trụ (tứ trụ, lục trụ), bia mài khắc trên đá. Trong đó bia có niên đại sớm nhất là bia “Thiên Trù tự bi ký” hiện dựng ở nhà bia trên đường từ bến Thiên Trù vào chùa.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA