Pháo đài cổ trên cao nguyên lộng gió ở Ấn Độ

Pháo đài Kalavantin Durg là một lựa chọn tốt cho những người yêu thiên nhiên, thích đi bộ đường dài để thưởng ngoạn trọn bức tranh thiên nhiên hùng vĩ xung quanh khu vực.

Pháo đài Kalavantin Durg hay còn được gọi là Prabalgad nằm giữa thành phố Matheran và Panvel của bang Maharashtra, Ấn Độ.

Pháo đài được xây dựng trên đỉnh của một cao nguyên đá rất gần thành phố Matheran, do tọa lạc ở một độ cao lý tưởng (701m) mà người ta có thể nhìn thấy nó dễ dàng nếu ở gần thành phố Mumbai hay từ dãy núi Western Ghats, Sahyadri ở Ấn Độ.

Trước đây, pháo đài này  còn được biết đến với cái tên Muranjan mãi cho đến khi nó bị các lực lượng của vương quốc Maratha dưới quyền cai trị của Shivaji tiếp quản và ông đã đổi tên thành như bây giờ.

Từ việc nghiên cứu các hang động trong pháo đài mà này người ta ước tính rằng nó được xây dựng trong khoảng thời gian đức Phật ra đời hay 500 trước công nguyên.

Theo như truyền thuyết, pháo đài này được xây dựng cho một nữ hoàng có tên là Kalavantin và dường như người ta tin vào truyền thuyết này là thật hơn và ngày nay mọi người vẫn nghĩ như vậy.

Vào khoảng năm1458, pháo đài từng là nơi ẩn nấu của đội quân Ahmednagar của vương triều Nizam Shah trong cuộc chinh phục vùng đất Konkan. Sau khi vương triều này sụp đổ, tiếp tục những cuộc chiến tranh tranh giành lãnh địa giữa hai triều đại Mughal và Maratha, cuối cùng thì triều đại Mughal cũng nắm quyền kiểm soát pháo đài Prabalgad cùng với một số pháo đài và vùng đất lân cận khác sau khi giết chết vua Sambhaji của vương triều Maratha.

Từ khi các cuộc chiến tranh giữa các vương triều rời xa, thì pháo đài từng phục vụ cho mục đích quân sự này cũng không còn đóng vai trò quan trọng nữa, nó đã bỏ hoang từ đó và ngày nay pháo đài trở thành một nơi hấp dẫn du khách viếng thăm thường xuyên.
Muốn leo lên pháo đài thì người ta phải trèo qua hết ngọn đồi đá dốc đứng đến ớn lạnh. Những bậc thang dẫn đến pháo đài được khắc trong ngọn đồi.

Không có đường ray trên các cạnh và cũng không có dây an toàn nào trên tường để vịn vào nên cũng khá là nguy hiểm mà phần khó leo nhất là chân pháo đài, vì pháo đài dựng đứng dễ khiến người ta chóng mặt. Khó khăn, nguy hiểm là thế nhưng vẫn không dập tắt niềm đam mê khám phá, muốn chinh phục ngọn tháp của du khách.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *