Những hoàng cung lộng lẫy ở châu Á

Với kiến trúc uy nghiêm, những hoàng cung tráng lệ là nơi diễn ra các nghi thức ngoại giao và quốc gia.

1. Cung điện Hoàng gia, Campuchia

cung-dien-hoang-gia-campuchia-o-phnom-penh

Hoàng cung ở Phnom Penh được xây dựng mới vào năm 1866 để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình và các quan khách nước ngoài. Đây là nơi diễn ra các nghi thức ngoại giao và nghi lễ hoàng gia.

Khu vực hoàng cung và chùa Bạc tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo, tráng lệ, là biểu tượng của cả vương quốc Campuchia, một trong những điểm không thể bỏ qua khi du lịch tới đất nước này. Toàn bộ công trình với mái ngói mạ vàng, được thiết kế độc đáo theo phong cách Khmer nằm quay mặt ra bờ sông thoáng đãng.

2. Hoàng cung Thái Lan

truonggiang-201366-215512305-hoang-cung-thai-lan

Được bao bọc bởi lớp tường thành dài, hoàng cung ở trung tâm thủ đô Bangkok là biểu tượng của Vương quốc Thái Lan. Năm 1782, sau khi lên ngôi lập ra triều đại Chakrry, vua Rama Đệ nhất đã cho xây Hoàng cung này để làm nơi sinh sống đồng thời là nơi làm việc của triều đình.

Cung điện được xây dựng với sự hòa trộn, kết hợp giữa kiến trúc cổ Thái Lan với phong cách kiến trúc phương Tây. Với những hoa văn trang trí được tạo hình tỉ mỉ đến từng chi tiết, đỉnh tháp cao vút lấp lánh ánh vàng bên dòng sông Chao Phraya, nơi đây luôn thu hút du khách khi ghé thăm Thái Lan.

3. Cung điện Polata, Tây Tạng

Sotaydulich_cungdienpolata (4)

Cung điện Polata là công trình kiến trúc hoành tráng nhất ở Tây Tạng. Nằm trên một ngọn núi Marpo Ri cao 130 m ở thung lũng Lhasa, cung điện được xây dựng từ năm 637 TCN, dưới sự bảo trợ của Hoàng đế Songtsen Gampo.

Cung Polata rộng mênh mông bao gồm nhiều chức năng, là nơi ở đầu tiên của vị Ðà La Lạt Ma và những chức sắc Lạt Ma khác, đồng thời là trụ sở của chính quyền Tây Tạng, nơi tổ chức các ngày lễ, trường đào tạo Phật giáo và hành chính. Cung điện này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

4. Tử Cấm Thành, Trung Quốc

1-tu-cam-thanh-1387426034257-crop1387426058327p

Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cổ Cung (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của 24 triều vua từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh.

Công trình khổng lồ này được thiết kế bởi rất nhiều kiến trúc sư. 24 vị hoàng đế đã trị vì và sinh sống tại đây trong suốt 5 thế kỷ. Ngày nay, Tử Cấm Thành trở thành một bảo tàng lưu giữ rất nhiều bộ sưu tập nghệ thuật bằng gỗ và cổ vật có giá trị. Năm 1987, UNESCO công nhận Tử Cấm Thành là di sản văn hóa thế giới.

5. Lâu đài Matsumoto, Nhật Bản

8812804a6fe79f24c58

Với những lầu gác lợp ngói, tháp canh, cổng, những bức tường đất, lâu đài này là một ví dụ điển hình của kiến trúc lâu đài Nhật Bản. Matsumoto được xây dựng vào thế kỷ 16, được mệnh danh là “Crow Castle” vì màu đen của đồ gỗ. Điểm thu hút của lâu đài này nằm ở sự tương phản đen – trắng, khác biệt với kiểu phủ màu trắng toàn phần của các lâu đài khác.

Với hệ thống phòng thủ tinh vi nhất của thời kỳ phong kiến Himeji, lâu đài không bị phá hủy bởi chiến tranh, động đất hay hỏa hoạn mà vẫn tồn tại với hình dáng ban đầu. Năm 1993, lâu đài được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

6. Hoàng cung Gyeongbokgung, Seoul, Hàn Quốc

gyeongbokgung-palace-in-sunset-light

Giữa lòng Seoul lại là cung điện Gyeongbokgung cổ kính, uy nghiêm, nằm đối diện với quảng trường rộng lớn. Đây là cung điện Hoàng gia đầu tiên được xây dựng trong triều đại Joseon (triều đại phong kiến cuối cùng). Hoàng cung được xây dựng lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra biển.

Du khách sẽ ngỡ ngàng trước kiến trúc tuyệt đẹp với những mái ngói cao vút dát vàng, sàn nhà lát viên gạch bạc, những bước tượng được đúc bằng vàng nguyên khối.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *