Du lịch Việt Nam qua các tờ tiền

Tờ 100 đồng – Chùa Phổ Minh

Tờ 100 đồng là tờ tiền nhỏ nhất của Việt Nam. Hiện nay rất hiếm có thể nhìn thấy tờ tiền này trên thị trường nữa. Hình ảnh được in ở mặt sau tờ 100 đồng là chùa Phổ Minh

Tờ 100 đồng

Chùa Phổ Minh hay còn được gọi là chùa Tháp nằm ở thôn Tức Mặc, cách thành phố Nam Định khoảng 5 km về phía bắc. Về tuổi đời của ngôi chùa thì vẫn còn nhiều luồng ý kiến. Theo như biên niên sử thì ngôi chùa có từ đời Trần, gần cung Trùng Quang. Tuy nhiên, đọc được trên các văn bia cổ thì khẳng định ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Chùa từng sở hữu chiếc vạc lớn là một trong An Nam tứ khí.

Hình ảnh được in trên tờ tiền

Nổi tiếng nhất phải kể đến tháp Phổ Minh. Tháp được xây dựng vào năm 1305, mang đậm các nét kiến trúc của nhà Trần, cao khoảng 17m, gôm 14 tầng. Đế tháp và tầng thứ nhất được xây bằng đá tạo sự đỡ các tầng bên trên xây bằng gạch. Trên thân tháp có chạm khắc nhiều hình tượng hoa lá, sóng nước, mây cuốn, … theo phong cách nhà Trần có giá trị nghệ thuật và lịch sử cao.

Tháp Phổ Minh

Tờ 1000 đồng – Bản Đôn

Hình ảnh xuất hiện mặt sau tờ 1000 đồng là chú voi của Bản Đôn. Từ lâu, Bản Đôn đã nổi tiếng là một nơi nuôi dưỡng và thuần hóa voi rừng. Bản Đôn trước kia đã một thời là thủ phủ của tỉnh Đắc-lắc, về sau thì chuyển về Buôn Mê Thuột.

Tờ 1000 đồng

Có thể voi Bản Đôn đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam, kể cả những em nhỏ nhất cũng biết “Chú voi con ở Bản Đôn…”. Đến du lịch nơi đây, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác băng rừng vượt suối trên lưng những chú voi. Ngoài ra, Tây Nguyên hùng vĩ cũng sẽ tặng bạn những dòng thác, dòng suối, những sông, những hồ với hệ sinh thái đa dạng. Các món ăn và truyền thống các dân tộc thiểu sô nơi đây cũng là một điểm nhất của du lịch Bản Đôn.

‘Chú voi con ở bản Đôn…’

Du lịch trên lưng voi

Tờ 20 000 đồng – Chùa Cầu

Chùa Cầu là biểu tượng của phố cổ Hội An, thuộc tỉnh Quảng Nam. Người ta còn gọi nó với cái tên cầu Nhật Bản vì được các thương gia người Nhật góp tiền xây dựng lên, tuy nhiên, vẫn mang đậm nét kiên trúc Việt Nam.

Tờ 20 000 đồng

Cầu bắc ngang một lạch nước nhỏ trong phố cổ. Nét nổi bật chỉnh ở sự kết hợp giữa cầu và chùa trên một công trình. Chiếc cầu được lớp kín bởi ngói âm dương. Gọi là chùa mà trong không có tượng Phật, chỉ thờ tượng Bắc Đế Trấn Võ, người bảo hộ, mang lại niềm vui cho xứ sở, con người. Cầu chỉ cho phép đi bộ qua chứ cấm các phương tiện đi lại.

Chùa cầu độc đáo

Chùa Cầu lung linh khi về đêm

Tờ 50 000 đồng – Phu Văn Lâu

Phu Văn Lâu là một công trình nổi tiếng tại cố đô Huế. Phu Văn Lâu nằm trong trục chính của kinh thành Huế xưa bắt đầu từ điện Thái Hòa, Ngọ Môn, Kì Đài, Phu Văn Lâu, Nghin Lương Đình, Hương Giang, Ngự Bình. Du khách có thể dễ dàng nhìn thấy Phu Văn lâu trầm lặng bên dòng sông Hương ở trục đường phía ngoài Tử Cấm Thành.

Chức năng của Phu Văn Lâu chính là nơi để treo các thông báo của triều đỉnh nhà Nguyễn. Công trình trước kia chỉ là một ngôi nhà nhỏ được dựng từ đời Gia Long, sau được mở rộng và thành một tòa lầu như ngày nay. Phu Văn lâu thực sự đã như một nét chấm phá cho bức tranh sông Hương núi Ngự thêm thơ mộng và hữu tình.

Hương Giang, Ngự Bình trước mặt

Tờ 100 000 đồng – Khuê Văn Các

Nhắc đến Hà Nội là không ai không biết Văn Miếu  Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Và nhắc đến Văn Miếu Quốc Tử Giám là ai cũng hình dung về Khuê Văn Các.

Tờ 100 000 đồng

Tuy là một công trình đề cao học vấn, văn chương nhưng Khuê Văn Các lại được xây dựng bởi công lớn của một vĩ võ quan. Khuê Văn Các mang kiến trúc là một cổ lầu 2 tầng sơn đỏ, có bốn trụ đỡ. Các học tiết, chấn song tạo hình dáng như sao Khuê và các ánh sáng tỏa ra của sao. Hầu hết mọi du khách vào Văn Miếu, Quốc Tử Giám đều phải đi qua công trình này. Khuê Văn Các đã chính thức được chọn là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Khuê Văn Các – biểu tượng của Hà Nội

Tờ 200 000 đồng – Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một vịnh biển đẹp với hàng ngàn đảo núi đá vôi thuộc tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế.

Tờ 200 000 đồng

Vịnh Hạ Long được đặt tên theo truyền thuyết rồng vàng bay xuống đây để trở lại biển. Nơi đây nổi tiếng với các hang động và núi đá vôi tuyệt mỹ. Du khách sẽ rất thích thú cảm giác lênh đênh trên biển, khám phá kỳ quan của thế giới. Một vài du khách còn chọn nghỉ đêm trên vịnh để được ngắm cảnh hoàng hôn, bình minh khi mặt trời ló dần từ mặt biển lên. Những món hải sản thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng cũng là điều du khách không thể bỏ qua khi đến Hạ Long. Hải sản được ưa chuộng nhất phải kể đến là món mực từ hấp, tẩm cho đến phơi khô, phơ một nắng…

Hòn Gà Chọi

Hòn Con Cóc

Tờ 500 000 đồng – làng Sen

Vùng đất làng Sen, xã Nam Đàn, tình Nghệ An đã sinh ra người con vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam, Bác Hồ Chí Minh. Chẳng thế mà hình ảnh quê nhà của Người được Nhà Nước ta chọn in trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất hiện nay.

Tờ 500 000 đồng

Ngôi làng có tên làng Sen do quanh năm thơm ngát hương sen. Nơi đây là quê nội Bác Hồ, nơi có căn nhà 5 gian đơn sơ, mộc mạc do bà con xuất quỹ công dựng lên để mừng ông Phó Bảng năm xưa. Trong nhà, cách bố trí vẫn còn nguyên, các vận dụng của cụ Sắc, của con cái cụ vẫn như xưa mà bóng dáng người thì đã không còn. Đến thăm làng Sen, ta thấy một hình ảnh làng quê Việt Nam bình dị, truyền thống, mộc mạc. Nhưng chính cái vẻ đẹp giản dị đó, đã sinh ra một con người mạnh mẽ, một ý chí quật cường và một tinh thần thuần khiết – Hồ Chí Minh.

Làng Sen – quê hương của một người con vĩ đại

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *